HIỆP HỘI TƯ VẤN TÀI CHÍNH VIỆT NAM

NƠI GẶP GỠ CÁC CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU VỀ TÀI CHÍNH

 Chuyên đề bản tin lần này sẽ phân tích về xu thế bảo hộ lương thực đang lan rộng trong nửa đầu năm 2022 và đánh giá về thực trạng và tác động của xu thế này đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Sau hơn 2 năm vật lộn chống chọi với những trì trệ và thiệt hại do COVID-19 gây ra, kinh tế Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn hồi phục khi đại dịch gần như đã được kiểm soát. Tuy vậy, chặng đường đề nền kinh tế quay lại đà phát triển nhanh chóng như thời điểm trước đại dịch vẫn còn tương đối gian nan. Dù năm 2022 chỉ mới qua được phân nửa, thế giới đã phải đối mặt với nhiều biến động bất ngờ, nổi bật là cuộc xung dột Nga - Ukraine, và việc Trung Quốc tiếp tục đóng cửa kiên trì với chiến lược zero-COVID, công thêm tác động của biến đổi kí hậu, khiến các nền kinh tế tiếp tục lao đao.

Trong bối cảnh đó, xu hướng bảo hộ thương mại có dấu hiệu trỗi dậy ở một số quốc gia và một số ngành kinh tế, rõ nét nhất là ngành lương thực. Chỉ trong tháng cuối năm 2021 và nửa đầu năm 2022, gần 30 quốc gia trên thế giới đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu lương thực, cho thấy một cái nhìn e ngại trước nhưng bất ổn khó lường của tương lai kinh tế thế giới.